Gà đá bị sốc nhiệt là hiện tượng không mấy hiếm gặp trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà chiến. Dù được đánh giá đơn giản nhưng nếu không nhận biết, can thiệp sớm thì sức khoẻ và ngay cả tính mạng chiến kê sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hướng dẫn từ chuyên gia sẽ giúp bạn bình tĩnh giải quyết khi gặp trường hợp này.
Gà đá bị sốc nhiệt là thế nào? Nguy hiểm không?
Nuôi gà chiến lâu hẳn bạn phải chủ động nhận biết mọi dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý. Qua đó, sức khoẻ của chiến kê luôn đảm bảo, tránh sự cố nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng. Một trong vấn đề mà người nuôi gà chắc chắn sẽ gặp đó chính là hiện tượng sốc nhiệt.
Gà đá bị sốc nhiệt là việc cơ thể gà quá lạnh hoặc quá nóng không thể thích nghi được với nhiệt độ môi trường. Thông thường, hiện tượng này hay bắt gặp khi thời tiết, nhiệt độ biến động đột ngột hoặc do sự thay đổi về môi trường sống.
Ngoài ra, trong khi thi đấu , nếu thoát nhiệt không kịp cũng sẽ dẫn tới việc gà sốc nhiệt. Theo chuyên gia chuyên về chăm sóc gà để thi đấu đá gà cựa dao quốc tế, các dòng gà nhập khẩu hay gặp trường hợp này nhiều hơn so với gà trong nước. Nếu không nhận biết và kịp thời can thiệp sẽ dẫn tới sức khỏe, tính mạng bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, trong trường hợp phát hiện quá muộn sẽ không thể khắc phục hoặc khiến gà tử vong. Đây là sự mất mát rất lớn đối với người nuôi cũng như là tổn thất, thiệt hại về kinh tế, công sức.
5 dấu hiệu nhận biết gà đá bị sốc nhiệt chuẩn
Sư kê lâu năm thường dễ dàng nhận biết được hiện tượng sốc nhiệt ở “học trò” của mình. Nhưng đối với người mới nuôi gà chiến rất khó để quan sát, nhận định đúng vấn đề. Bởi vậy, trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, bạn cần chú ý kỹ đến các dấu hiệu quan trọng sau:
- Tách đàn, đứng riêng lẻ: Tập tính sống thành đàn khá quen thuộc ở mọi giống gà. Nhưng nếu thấy một hay vài con tách hẳn đàn và đứng riêng biệt một chỗ thì cần chú ý đặc biệt hơn. Đây là một trong những dấu hiệu gà đá bị sốc nhiệt hay gặp nhất. Hành động này thể hiện sức khỏe của chúng bị ảnh hưởng, không đủ sức để hoạt động theo bầy đàn.
- Mắt lừ đừ: Một dấu hiệu cũng cần tinh tế mới nhìn nhận chuẩn vấn đề chính là ánh mắt chiến kê. Nếu bị sốc nhiệt, mắt chúng hay ti hí, không sáng, lừ đừ.
- Gà chiến liên tục uống nước không ngừng nghỉ, đây là hành động cực kỳ bất thường bởi chiến kê dù giống nào cũng không dùng quá nhiều nước.
- Há mỏ thường xuyên: Thường khi gà đá bị sốc nhiệt, chúng hay há mỏ ra để giải nhiệt.
- Tìm không gian mát: Nhiều gà chiến khi sốc nhiệt hay tìm đến khu vực bóng râm, rập rạp hoặc vùi cát lấp lên người.
3 cách xử lý gà đá bị sốc nhiệt hiệu quả, an toàn tuyệt đối
Sư kê đừng coi thường hiện tượng sốc nhiệt bởi chúng có thể là “đòn” hạ gục “học trò” của bạn nhanh chóng. Khi xem đá gà thomo, nếu thấy các dấu hiệu trên xuất hiện ở chiến kê nhà mình, sư kê cần làm theo hướng dẫn như sau:
Tìm môi trường để hạ nhiệt
Trường hợp gà đá sốc nhiệt, cách giải quyết tại chỗ chính là tìm kiếm nơi mát mẻ để hạ nhiệt cơ thể cho chiến kê. Thông thường, bạn có thể di chuyển chúng đến dưới các tán cây, bụi rậm hoặc cho vào trong nhà. Đây là phương pháp “chữa cháy” ban đầu vô cùng hiệu quả cần thực hiện nhanh chóng.
Bổ sung nước toàn diện
Để cấp cứu gà đá bị sốc nhiệt, bạn nên bổ sung nước bằng cách cho uống trực tiếp, lau khắp phần da. Đồng thời, tiếp tục cho gà uống thêm ion, điện giải để hồi sức hiệu quả. Nên nhớ, mọi thao tác đều phải diễn ra nhịp nhàng, đừng quá ồ ạt khiến cho gà càng bị sốc hơn. Việc xử lý sớm thường sẽ hiệu quả và ngăn chặn sự nghiêm trọng của vấn đề.
Tắm cho gà
Sau khi đã sơ cứu ban đầu, gà hồi tỉnh thì bạn tiếp tục cho chúng tắm để giải nhiệt. Tuy nhiên, dù là sốc nhiệt nóng hay lạnh đều không dùng nước quá lạnh. Khi bất ngờ đổ nước lạnh vào người sẽ càng khiến tình trạng gà đá sốc nhiệt nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy chú ý kỹ để chuẩn bị nước tắm với nhiệt độ phù hợp nhất.
Lưu ý cách phòng tránh gà đá bị sốc nhiệt
Phòng bệnh mới là phương pháp nuôi gà chiến đúng cách bạn cần áp dụng. Để hạn chế tối đa tình trạng gà bị sốc nhiệt, người nuôi cần lưu ý:
- Thời tiết nóng: Nên nhốt gà ở nơi bóng râm hoặc trong nhà. Ngoài ra cũng cần định kỳ tắm để cơ thể chúng luôn đảm bảo mức nhiệt chuẩn. Nếu tắm, nên chọn vào buổi sáng, nắng nhiều sẽ không khiến gà bị lạnh.
- Bổ sung khoáng chất, điện giải: Chế độ dinh dưỡng ngoài các thực phẩm, bạn cần bổ sung thêm các chất khoáng, điện giải. Thời điểm tốt nhất là cho uống sau khi ăn buổi sáng.
- Xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn, quy định: Mùa đông không bị gió lùa mạnh, mùa hè không quá nóng.
Với tổng hợp dấu hiệu thường gặp khi gà đá bị sốc nhiệt cũng như hướng dẫn cách xử lý sẽ giúp các sư kê kịp thời can thiệp, tránh sự cố nghiêm trọng hơn. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc gà chiến cần quan sát, đánh giá tỉ mỉ mọi khả năng để ngăn chặn từ sớm. Đây là nền tảng để bạn sở hữu những chiến kê khỏe mạnh, thể lực tốt và chiến đấu bền bỉ.
>>Xem thêm: Gà đá bị kén mép