Bệnh Hen Gà – 2 Nguyên Nhân Chính Và Cách Chữa Chính Xác

Cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời bệnh CRD cực hiệu quả

Bệnh hen gà ảnh hưởng cực kỳ nhiều đến quá trình hô hấp của loài gia cầm này. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể khiến cho chiến kê chậm lớn, bị giảm sức đề kháng, dễ bị vi khuẩn khác tấn công. Hãy nhanh chóng bỏ túi những kiến thức nuôi gà dưới đây của dagathomonet.com để đề phòng và chữa trị nếu phải đối mặt nhé!

Xác định nguyên nhân gây ra bệnh hen gà

Người trong nghề còn gọi căn bệnh này là CRD, viết tắt cụm từ tiếng Anh Chonic Respiratory Disease. Hiện tại, nguyên nhân chính dẫn đến cơn hen của gà là do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum tạo ra.

Theo thông tin chính xác, loại vi khuẩn này tồn tại trong cơ thể gà và bùng phát bệnh khi thời tiết trở trời hay sức đề kháng chủ thể kém đi. Sự nguy hiểm của CRD là có khả năng lây lan nhanh chóng, nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với những hộ gia đình chuyên nuôi gia cầm để lấy thịt.

Xác định dịch tễ học

Hiện tại, căn bệnh CRD thường có tần suất xuất hiện nhiều ở những con gà 2 – 12 tuần tuổi hoặc ở giống mái. Thời điểm bùng dịch cao nhất chính là mùa đông xuân, lúc này độ ẩm trong không khí cực kỳ cao, tạo cơ hội cho Mycoplasma gallisepticum phát triển cực tốt.

Sự truyền nhiễm cực nguy hiểm của căn bệnh CRD bệnh hen gà
Sự truyền nhiễm cực nguy hiểm của căn bệnh CRD
  • Như chúng tôi đã đề cập, bệnh hen gà có khả năng lây lan cực kỳ nguy hiểm. Trường hợp thường gặp nhất là truyền từ đời bố mẹ sang con qua trứng vì loài vi khuẩn này tồn tại được 18 ngày ở phần lòng trắng.
  • Tình huống tiếp theo chính là lây lan từ những vật dụng chăn nuôi ở các trang trại lớn. Việc dọn dẹp, vệ sinh chuồng sẽ tiếp xúc trực tiếp với con bệnh, từ đó truyền sang những con khỏe.
  • Một khi chủ thể đá dính CRD, khả năng cao là chúng còn phải gánh thêm những bệnh khác như viêm thanh khí quản, viêm phế quản và gumboro.

Xác định dấu hiệu thường gặp

Căn bệnh truyền nhiễm này sẽ có những dấu hiệu cực kỳ rõ ràng. Nếu mọi người nuôi với số lượng không quá nhiều, việc nhận thấy vô cùng dễ dàng như sau:

  • Ở giai đoạn đầu phát bệnh, chúng thường bị vẩy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm liên tục và có tiếng “toóc” rất lạ. Âm thanh đó sẽ càng rõ ràng hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi sương xuống.
  • Ở giai đoạn tiếp theo của bệnh bệnh hen gà, chúng thường bị viêm xoang tại vùng mũi, viêm kết mạc khiến quá trình hô hấp trở nên khó khăn. Ngoài ra, tần suất nhắm nghiền mắt lúc này sẽ lâu hơn, giảm khối lượng thức ăn tiếp nạp vào cơ thể. Với giống gà mái, chúng sẽ đẻ không nhiều, đặc biệt là số kg tuột mạnh.
  • Tất nhiên không thể thiếu dấu hiệu bị hen, khẹc liên tục khi bệnh bùng phát ở giai đoạn sau.
  • Theo kiến thức y khoa chuẩn xác, con trống sẽ có dấu hiệu bệnh rõ ràng hơn so với giống mái. Do đó, anh em chơi đá gà cựa dao sẽ rất dễ nhận thấy chiến kê của mình mắc phải virus truyền nhiễm CRD.
  • Nếu căn bệnh này xuất hiện ở giống mái, mọi người có thể thấy thông qua trứng đã được đẻ. Chúng thường bị xỉn màu, vỏ xù xì, thiếu tính thẩm mỹ, đôi khi còn bị méo mó, biến dạng.
Dấu hiệu thường gặp ở những chú gà dính bệnh CRD bệnh hen gà
Dấu hiệu thường gặp ở những chú gà dính bệnh CRD

Phương hướng phòng ngừa và chữa trị bệnh hen gà

Sau những thông tin trên, mọi người đã nắm được khái niệm cũng như dấu hiệu của bệnh CRD. Tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập đến cách phòng ngừa và chữa trị chuẩn cho anh em tham khảo.

Cách phòng bệnh hen gà

Khuyến khích người chăn nuôi xây dựng chuồng trại tại những vị trí đẹp. Thường xuyên vệ sinh để không tạo điều kiện thuận lợi cho Mycoplasma gallisepticum phát triển.

Mặt khác, hệ thống chuồng trại phải cân bằng nhiệt độ, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Hãy kết hợp thêm với men và chất độn để giữ cho chỗ ở của gà luôn thông thoáng, không tích tụ khí độc.

Đặc biệt, hiện nay đang có những loại vaccine phòng bệnh hen gà cực hay. Tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng cho cá thể đã được 4 – 5 tuần tuổi. Tùy theo sản phẩm mà cách sử dụng sẽ khác nhau như tiêm, uống trực tiếp hay nhỏ mắt.

Cách chữa trị bệnh hen gà

Trên thực tế, việc điều trị bệnh hen gà cần phải được chuẩn đoán chính xác mới bắt đầu xử lý. Ví dụ như gà bị hen và dính cả gumboro thì cần điều trị dứt điểm gumboro trước rồi mới đến CRD.

Khi phát hiện bệnh, lập tức cách ly và tiến hành chẩn đoán bệnh ngay. Nếu chiến kê của mọi người bị sốt nặng, long đờm thì phải bổ sung vitamin C hay Bromhexin ngay lập tức.

Nên sử dụng thêm kháng sinh Doxycylin hoặc Tylosin để ngăn ngừa sự phát bệnh mạnh mẽ của vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc này chỉ dùng cho gà trống vì giống mái sẽ bị giảm sản lượng trứng rất lớn.

Cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời bệnh CRD cực hiệu quả
Cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời bệnh hen gà cực hiệu quả

Kết luận

Với những kiến thức trên, mọi người đã biết cách phòng ngừa và chữa trị cho cá thể bị bệnh hen gà. Đúng là căn bệnh này không gây nguy hiểm cho chiến kê nhưng nó thật sự ảnh hưởng rất nhiều đến bài toán kinh tế của các hộ chăn nuôi lớn. Do đó, hãy cố gắng giữ cho trang trại tốt nhất có thể sau khi tham khảo bài viết ngày hôm nay nhé!

>> Xem thêm: Gà Bị Nấm Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết & Hướng Điều Trị Hiệu Quả