Gà bị chảy nước mũi là một hiện tượng mà chúng ta có thể thường xuyên nhìn thấy trên gà khi thời tiết thay đổi bất chợt. Đi kèm với chảy nước mũi ở gà là một số hiện tượng về hô hấp như thở khò khè. Nếu không phát hiện kịp thời, thì bệnh này sẽ ngày càng trở nên nặng hơn và khó chữa trị. Bài viết dưới đây, cùng dagathomonet.com tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị khi gà mắc bệnh.
Nguyên nhân nào khiến gà bị chảy nước mũi?
Gà bị các bệnh về đường hô hấp sẽ tùy vào mức độ khác nhau mà có những triệu chứng đi kèm riêng biệt. Thông thường, khi gà bị chảy nước mũi, ta có thể thấy được 2 nguyên nhân chủ yếu như gà mắc bệnh truyền nhiễm hoặc Coryza.
Bệnh truyền nhiễm thông thường
Trường hợp gà bị bệnh truyền nhiễm thông thường, chúng ta có thể thấy rõ vào thời gian thay đổi khí hậu hay còn gọi là giao mùa. Gà có thể cảm thấy mệt mỏi nhưng bạn cùng đừng quá lo ngại, bởi nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do:
- Không gian sống của gà không được vệ sinh và sát khuẩn thường xuyên. Điều này khiến cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển làm cho gà bị chảy nước mũi.
- Thời tiết thay đổi bất chợt, do đó, gà vẫn chưa thích nghi được với điều kiện thời tiết.
- Sau mỗi trận đấu, khi không được vệ sinh và chăm sóc kỹ lưỡng, gà sẽ bị mất sức đề kháng nên dẫn đến bị bệnh.
Bệnh sổ mũi do Coryza
Bệnh sổ mũi do Coryza gây ra sẽ khiến quá trình hô hấp của gà trở nên khó khăn hơn. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram gây ra, khi đó gà sẽ bị nhiễm khuẩn và gây ra việc gà bị chảy nước mũi.
Sau khi những con vi khuẩn này tiếp cận vào cơ thể của gà và sẽ ủ bệnh từ khoảng 1 đến 2 ngày. Vào thời gian phát hiện, những con gà nhiễm bệnh sẽ lây lan sang những con gà khác. Quá trình lây lan diễn ra rất nhanh chóng với các biểu hiện như:
- Nghẹt mũi và thở khò khè.
- Gây sưng và phù nề ở phần đầu và mặt con gà.
- Nếu không chữa trị kịp thời, lâu dài khi nước mũi đọng lại sẽ khiến mũi gà bị phình to bất thường.
- Mí mắt gà sẽ bị dính vào nhau và bị viêm ở mắt.
Một số cách điều trị khi gà bị chảy nước mũi
Trong trường hợp cho đá gà cựa dao hay thomo, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần xác định rõ các nguyên nhân thông qua các dấu hiệu. Từ đó, bạn sẽ biết được cách điều trị hiệu quả khi gà bị chảy nước mũi.
Điều trị bệnh sổ mũi thông thường
Khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên, bạn hãy xử lý ngay để gà có thể mau khỏi bệnh. Cách điều trị với các bệnh sổ mũi thông thường ở gà như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ trang trại và không gian sống. Bạn có thể sử dụng các thiết bị sưởi ấm hoặc các loại đèn chuyên dụng để gà không bị nhiễm lạnh.
- Nếu gà bị chảy nước mũi nặng hơn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh và pha theo đúng liều lượng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì thuốc.
- Bạn cần bổ sung thêm các dưỡng chất và vitamin cần thiết để gà có thể mau chóng khỏe bệnh.
Điều trị bệnh truyền nhiễm Coryza
Khi phát hiện gà bị chảy nước mũi do nhiễm bệnh Coryza, việc đầu tiên, bạn cần làm là cách ly chúng ra khỏi những con gà khác. Sau đó, vệ sinh và khử khuẩn bằng vôi để không gian sống được sạch sẽ và thoáng mát.
Sau đó, bạn có thể sử dụng các thuốc đặc trị cho bệnh Coryza như thuốc kháng sinh Amox AC 50% theo đúng liều lượng. Ngoài ra, để gà có thể hô hấp dễ dàng, bạn có thể kết hợp thêm các loại thuốc long đờm. Điều này sẽ giúp quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh hơn và gà sẽ có thể hấp thu thuốc tốt để mau khỏe hơn.
Các cách phòng tránh bệnh gà bị chảy nước mũi hiệu quả
Việc điều trị các bệnh truyền nhiễm khi gà bị chảy nước mũi có thể đơn giản nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để không phải lo sợ khi những chú gà chiến chuẩn bị ra sân thi đấu, việc phòng tránh bệnh là điều vô cùng cần thiết. Để tránh được các bệnh truyền nhiễm thì chúng ta nên:
- Sau mỗi đợt gà, bạn nên vệ sinh chuồng trại mỗi tuần 1 lần để đảm bảo vệ sinh và tránh được các mầm bệnh phát triển.
- Phun thuốc khử khuẩn theo định kỳ xung quanh chuồng trại của gà.
- Khi thời tiết chuyển mùa lạnh, chuồng trại cần che phủ kỹ càng để tránh gió khiến gà bị nhiễm lạnh. Hoặc sử dụng các thiết bị sưởi để gà ấm áp hơn.
- Nếu phát hiện ra các dấu hiệu của mầm bệnh, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục ngay lập tức.
- Khi mầm bệnh phát tán, bạn cần cách ly khu vực sống của những con gà nhiễm bệnh để tránh lây lan qua những con gà khác trong trại.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cực kỳ quan trọng liên quan đến tình trạng gà bị chảy nước mũi. Với những dấu hiệu cơ bản trên, bạn có thể tìm được cách điều trị hiệu quả nhất. Để không phải đau đầu khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy phòng tránh kịp thời để không bị thiệt hại nặng nề khi nuôi gà chọi.
>>Xem thêm: Gà Bị Úng Lườn – Cách Chữa Bệnh Đơn Giản Nhất HIện Nay